Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Đế miếng gang trong không khí ẩm. (b) Nhúng hai thanh kim loại Al và Cu (được nối với nhau bằng một dây

Hồng Nhinh

New member
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đế miếng gang trong không khí ẩm.
(b) Nhúng hai thanh kim loại Al và Cu (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Nhúng dây Zn vào dung dịch chứa HCl có cho thêm ít giọt dung dịch CuSO4.
(d) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho lượng dư Mg vào dung dịch FeCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra cả hai hiện tượng ăn mòn kim loại là
A 3.
B 5.
C 2.
D 4.
 

Anatole Mie

New member
Chọn đáp án là: D
Phương pháp giải:
Hai hiện tượng ăn mòn kim loại gồm: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa
Lời giải chi tiết:
Hai hiện tượng ăn mòn kim loại gồm: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa
(a) thỏa mãn, vì:
+ Ăn mòn hóa học: miếng gang bị các chất trong không khí oxi hóa trực tiếp
+ Ăn mòn điện hóa: cặp điện cực Fe-C tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dd điện li (không khí ẩm)
(b) thỏa mãn, vì:
+ Ăn mòn hóa học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
+ Ăn mòn điện hóa: cặp điện cực Al-Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dd điện li
(c) thỏa mãn, vì:
+ Ăn mòn hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2; Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
+ Ăn mòn điện hóa: cặp điện cực Zn-Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dd điện li
(d) không thỏa mãn, chỉ có hiện tượng ăn mòn hóa học: Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4
(e) thỏa mãn, vì:
+ Ăn mòn hóa học: Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2; Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
+ Ăn mòn điện hóa: cặp điện cực Mg-Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dd điện li
→ 4 thí nghiệm thỏa mãn
Đáp án D