Hai bình A và B thông nhau, ở đáy có khóa K. Bình A đựng thủy ngân, bình B đựng nước ở cùng một độ cao (hình vẽ). Sau khi mở khóa K mực

Hai bình A và B thông nhau, ở đáy có khóa K. Bình A đựng thủy ngân, bình B đựng nước ở cùng một độ cao (hình vẽ). Sau khi mở khóa K mực chất lỏng ở hai bình như thế nào? Tại sao?
A. Mực chất lỏng ở bình A cao hơn ở bình B vì lượng nước nhiều hơn.
B. Mực chất lỏng ở bình B cao hơn ở bình A vì thủy ngân chảy sang nước
C. Mực chất lỏng ở hai bình ngang nhau vì cột chất lỏng ở hai bình có cùng độ cao.
D. Mực chất lỏng ở hai bình ngang nhau vì đây là hai nhánh của bình thông nhau
 

Tuấn Quang

New member
Đáp án: B
- Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng một độ cao h được tính theo công thức:
p = d.h
- Hai nhánh này có độ cao như nhau nhưng trọng lượng riêng thủy ngân lớn hơn nước nên áp suất ở đáy nhánh A lớn hơn nhánh B. Vì vậy thủy ngân chảy sang nước.
- Do đó mực chất lỏng ở nhánh A giảm xuống còn nhánh B tăng lên, nên mực chất lỏng ở nhánh B sẽ cao hơn nhánh.