Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Con lắc lò xo là dạng bài chắc chắn sẽ gặp trong đề thi mỗi năm. Để đạt điểm cao con lắc lò xo thì các em cần ôn kĩ tài liệu sau:

Câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Người ta kích thích cho quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng xung quanh vị trí cân bằng. Biết thời gian quả nặng đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất cách nhau 10 cm là π/5 (s). Tốc độ khi vật qua vị trí cân bằng là

Câu 2: Một con lăc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng 1 N/cm. Con lắc dao động theo phương ngang. Lấy π2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là

Câu 3: Lần lượt treo hai vật m1 và m2 vào một lò xo có độ cứng k = 40 N/m và kích thích chúng dao động. Trong cùng một khoảng thời gian nhất định, m1 thực hiện 20 dao động và m2 thực hiện 10 dao động. Nếu treo cả hai vật vào lò xo thì chu kỳ dao động của hệ bằng T = π/2 (s). Khối lượng m1 và m2 lần lượt bằng bao nhiêu

Câu 4: Hai lò xo nhẹ có độ cứng k1, k2 cùng độ dài được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có treo các vật m1(gắn với lò xo một) và m2 (gắn với lò xo hai và m1 = 4m2). Cho m1 và m2 dao động điều hòa theo phương thẳng đứng khi đó chu kì dao động của chúng lần lượt là T1 = 0,6s và T2 = 0,4s, Mắc hai lò xo thành một lò xo dài gấp đôi, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m2. Tần số dao động của m2 khi đó bằng

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 20 N/m, chiều dài tự nhiên 30 cm, được treo thẳng đứng lên một điểm cố định. Từ vị trí cân bằng, vật nặng được nâng lên theo phương thẳng đứng sao cho lò xo bị dãn một đoạn 3 cm và buông nhẹ. Lấy g= 10 m/s2 . Chiều dài nhỏ nhất của lò xo trong quá trình dao động của vật là:

 
Sửa lần cuối:

Chương 1: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa Bài 2: Con lắc lò xo Bài 3: Con lắc đơn Bài 4: Dao động duy trì - dao động cưỡng bức - dao động tắt dần Bài 5: Tổng hợp dao động

Bài 6: Sơ đồ tư duy chương dao động cơ

Tài liệu: dao động cơ