Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, vàng, lục, cam.

Khánh Huyền

New member
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, vàng, lục, cam. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Kết luận đúng là:
A.cam, vàng bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ cam gần pháp tuyến hơn
B. chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ tím gần pháp tuyến hơn.
C.chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ chàm gần pháp tuyến hơn.
D.chàm, tím bị phản xạ toàn phần; tia phản xạ chàm và tím trùng nhau
 
Ta có $sini=\sin {{i}_{gh,luc}}=\frac{1}{{{n}_{luc}}}$ vì ${{n}_{tim}}>{{n}_{cham}}>{{n}_{luc}}>{{n}_{vang}}>{{n}_{cam}}\Rightarrow {{i}_{ghtim}}<{{i}_{ghcham}}<{{i}_{ghluc}}<{{i}_{ghvang}}<{{i}_{ghcam}}$ Như vậy: Các tia ló ra ngoài không khí (khúc xạ) là tia ứng với môi trường có chiết suất nhỏ hơn tia màu lục là vàng và cam. Các tia không ló ra ngoài không khí (phản xạ toàn phần) là tia ứng với môi trường có chiết suất lớn hơn tia màu lục là chàm và tím. Đồng thời khi có phản xạ toàn phần, góc tới như nhau thì góc phản xạ như nhau nên 2 tia phản xạ trùng nhau.