A là hỗn hợp muối Cu(NO$_{3}$)$_{2}$, Fe(NO$_{3}$)$_{3}$, Fe(NO$_{3}$)$_{2}$, Al(NO$_{3}$)$_{3}$. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dun

Đỗ Thảo

New member
A là hỗn hợp muối Cu(NO$_{3}$)$_{2}$, Fe(NO$_{3}$)$_{3}$, Fe(NO$_{3}$)$_{2}$, Al(NO$_{3}$)$_{3}$. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam muối A. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam oxit?
A. 27
B. 34
C. 25
D. 31
 

Khánh Trần

New member
Chọn phương án: C
Phương pháp giải:
Từ % khối lượng N ta tính được số mol N trong A.
Dùng bảo toàn khối lượng ta tính được m$_{kim loại }$= m$_{A}$ – m$_{NO3-}$
Dùng bảo toàn điện tích ta có n$_{NO3-}$= n$_{điện tích dương kim loại }$= 2.n$_{O2- trong oxit}$
→ m$_{oxit }$= m$_{kim loại }$+ m$_{O2- trong oxit}$
Lời giải chi tiết:
Khối lượng N có trong 65,5 gam hỗn hợp muối A là:
m$_{N}$ = \(\frac{{65,5.16,03}}{{100}}\) = 10,5 gam → n$_{N }$= 0,75 mol
Bảo toàn nguyên tố N ta có: n$_{NO3- (muối) }$= n$_{N }$= 0,75 mol
→ m$_{kim loại }$= m$_{A }$- m$_{NO3- }$= 65,5 - 0,75.62 = 19 gam
Bảo toàn điện tích ta có: n$_{NO3-}$= n$_{điện tích dương kim loại }$= 2.n$_{O2- trong oxit}$
→ n$_{O2- trong oxit }$= 0,75/2 = 0,375 mol
→ m$_{oxit }$= m$_{kim loại }$+ m$_{O2- trong oxit }$= 19 + 0,375.16 = 25 gam
Đáp án C